Cập nhật lúc

Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm

Thế giới ngày 8/2 tiếp tục có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Mâu thuẫn với Thủ tướng, một loạt bộ trưởng Thái Lan tẩy chay họp nội các

    7 bộ trưởng Thái Lan đã vắng mặt trong cuộc họp nội các ngày 8/2 của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, báo Thanh niên dẫn nguồn Reuters đưa tin.

    Vốn đều là thành viên đảng Bhumjaithai, đảng lớn thứ hai trong liên minh của ông Prayuth, các bộ trưởng này phản đối việc gia hạn quyền điều hành tuyến đường sắt trên cao Green Line cho công ty Hệ thống Giao thông Công cộng Bangkok (BTSC).

    Hiện chưa rõ việc các bộ trưởng vắng mặt sẽ gây ra tác động gì. 

    Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm - Ảnh 1.

    Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Ảnh: Reuters

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc giải thích lý do đưa hanbok vào lễ khai mạc Olympic

    Giải thích cho việc đưa hanbok xuất hiện tại lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc nói hanbok là trang phục truyền thống của dân tộc Triều Tiên ở tất cả mọi nơi, kể cả Trung Quốc, Vnexpress dẫn nguồn Reuters cho hay.

    Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm - Ảnh 1.

    Hanbok xuất hiện trong lễ khai mạc Olympic 2022. Ảnh: Yonhap

    Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul ra thông cáo nhấn mạnh: "Người dân tộc Triều Tiên tại Trung Quốc, và cả ở phía bắc lẫn phía nam bán đảo Triều Tiên, đều cùng chung gốc gác và nền văn hóa truyền thống, gồm cả trang phục".

    "Những người đại diện cho tất cả các nhóm dân tộc ở Trung Quốc không chỉ mong muốn, mà còn có quyền mặc trang phục truyền thống của mình tại Olympic Mùa đông Bắc Kinh".

    Thông cáo được đưa ra ngay sau khi nhiều chính trị gia và nhà hoạt động Hàn Quốc chỉ trích sự xuất hiện của hanbok tại lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh như một trong số các trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Họ cho rằng đây là hành vi "chiếm dụng văn hóa". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mực nước sông Mekong thấp nhất 6 thập kỷ và mối lo từ đập thủy điện Trung Quốc

    Pianporn Deetes – người tự gọi mình là "đứa con của sông Mekong" đang nỗ lực đấu tranh để cứu dòng sông mà bà gắn bó từ khi sinh ra. Hai bên bờ sông được bao quanh bởi các loại cây trồng, các đàn gia súc và những cây cầu phao tại các làng chài, nhưng số lượng các loài cá đang sụt giảm. Ủy hội sông Mekong – một tổ chức liên chính phủ gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - ước tính rằng số lượng cá tại đoạn sông này giờ đã ít hơn 40% so với 10 năm trước.

    Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm - Ảnh 1.

    Ngư dân Campuchia kéo lưới trên sông Mekong. Ảnh: AFP

    Nhiều chuyên gia và nhà môi trường học cho rằng, 11 con đập mà Trung Quốc đã xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong, trong biên giới nước này, là một trong những nguyên nhân gây ra các đợt lũ lụt, hạn hán lịch sử, ảnh hưởng đến khu vực sinh sản của các loài cá và cuộc sống của người dân dọc theo con sông. Theo các nhà môi trường học, dòng chảy tự nhiên của con sông có thể bị phá vỡ do kế hoạch xây dựng thêm 11 con đập khác ở khu vực hạ lưu, phần lớn trong số này do các công ty Trung Quốc tài trợ.

    Theo Ủy hội sông Mekong, mực nước tại con sông này đang ở mức thấp nhất trong hơn 60 năm qua. Phía Trung Quốc cho rằng, biến đổi khí hậu và lượng mưa giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Trung Quốc cũng phủ nhận việc các con đập của nước này đã dẫn tới việc sụt giảm số lượng cá ở hạ nguồn và bác bỏ cáo buộc họ đã không báo trước cho các nước hạ lưu sông Mekong về hoạt động của các con đập.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: Đài Loan mở cửa đón lao động Việt Nam trở lại

    Đài Loan sẽ nới lỏng quy định nhập cảnh, cho phép lao động từ Philippines, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan từ ngày 15/2, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Trung tâm Chỉ huy dịch tễ Đài Loan (CECC) cho hay.

    Theo đó, người lao động phải được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 và tải giấy chứng nhận tiêm chủng của mình lên trang web của Cơ quan Lao động Đài Loan (MOL) trước khi tới Đài Loan.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động phải sắp xếp cho công nhân của mình cách ly trong các khách sạn phòng chống COVID-19 và báo trước cho chính quyền sở tại về vị trí của khách sạn.

    Sau khi 14 ngày cách ly, người lao động nước ngoài sẽ phải ở lại tại chính khách sạn đó để tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày trước khi đến nơi làm việc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ bán 100 triệu USD vũ khí: Đài Loan phấn khởi hoan nghênh; Bắc Kinh nói gì?

    Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm - Ảnh 1.

    Gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán vũ khí trị giá 100 triệu USD cho Đài Loan nhằm bảo dưỡng và cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trên đảo.

    Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Một Trung Quốc và các quy định của ba thông cáo chung Trung-Mỹ.

    Theo người phát ngôn Trung Quốc, động thái này của Mỹ đã làm tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ cũng như hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.

    Ông Triệu cho biết, Trung Quốc kêu gọi Mỹ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và ba thông cáo chung Trung-Mỹ, hủy kế hoạch bán vũ khí nói trên cho Đài Loan, đồng thời ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và quan hệ quân sự giữa Mỹ và Đài Loan.

    Phía Trung Quốc cảnh cáo, Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp và hiệu quả để ứng phó với hành động của Mỹ.

    Trái với thái độ của Bắc Kinh, phía đảo Đài Loan bày tỏ sự phấn khởi và hoan nghênh thương vụ này.

    Cơ quan đối ngoại Đài Loan khẳng định, Nhà Trắng rất coi trọng nhu cầu quân sự của hòn đảo: "Trước việc Trung Quốc (đại lục) tiếp tục mở rộng hoạt động quân sự và các hành động khiêu khích, Đài Loan sẽ duy trì an ninh với nền quân sự vững chắc và tiếp tục thắt chặt quan hệ đối tác an ninh giữa Đài Loan và Mỹ".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dòng chảy phương Bắc 2 bị đe dọa, Nga tính chuyển hướng năng lượng từ Tây sang Đông

    Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm - Ảnh 1.

    Nga đã vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia), hoạt động từ năm 2019. Hai bên đang tới gần việc nhất trí về đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) nhằm cung cấp năng lượng cho Trung Quốc mà không cần đi qua Mông Cổ.

    Ngày 4/2, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã xác nhận hợp đồng với Công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) về việc cung cấp khí đốt tự nhiên dọc lộ trình Viễn Đông. Cùng ngày, nhân chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Bắc Kinh, gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft của Nga đã ký thỏa thuận 80 tỷ USD với CNPC cung cấp 10 triệu tấn dầu cho Trung Quốc qua Kazakhstan trong 10 năm.

    Thỏa thuận mới giữa Rosneft và CNPC được sửa đổi từ thỏa thuận năm 2013, trong đó Rosneft đồng ý cung cấp 325 triệu tấn dầu cho CNPC trong giai đoạn 25 năm qua Kazakhstan.

    Dòng chảy năng lượng Nga đang được chuyển hướng về phía Đông, mặc dù Moscow vẫn là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho Liên minh châu Âu.

    Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế thay thế phương Tây, nơi có các thị trường chủ chốt của Nga hay không. Tuy nhiên, nếu nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, Mỹ cùng các đồng minh châu Âu áp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga, trong đó có cả việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, Moscow chắc chắn sẽ xích lại gần Bắc Kinh hơn.

    Một cuộc chiến tranh tiềm tàng chắc chắn sẽ khiến Nga phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn và do vậy cũng sẽ trao cho Bắc Kinh những lợi thế lớn hơn trong mối quan hệ song phương. Trong trường hợp đó, Moscow có thể lựa chọn tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) – một hệ thống tương tự SWIFT do Trung Quốc thiết lập năm 2015 nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm của thế giới – ít nhất để giao dịch năng lượng với Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc lùi thời điểm thông quan 2 cửa khẩu giáp Cao Bằng

    Do ảnh hưởng của Covid-19, thành phố Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc, giáp với Việt Nam tiếp tục siết chặt và nâng cấp các biện pháp chống dịch. Hai cửa khẩu tại đây đã được xác nhận lùi thời gian mở cửa thông quan sau kỳ nghỉ Tết.

    Dịch Covid-19 ở thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đang bước vào thời điểm phức tạp.

    Trong số 65 ca bệnh bản địa ghi nhận ở nước này ngày 7/2, có tới 64 trường hợp phát hiện tại đây, theo thông báo ngày 8/2 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đưa tổng số ca Covid-19 ở Bách Sắc lên 108 trường hợp.

    Thủ tướng Hun Sen vừa phải đích thân lên Facebook cá nhân xin lỗi vì... tuyên bố nhầm - Ảnh 1.

    Kiểm soát giao thông trên đường phố huyện Đức Bảo, thành phố Bách Sắc. Ảnh: Chinanews

    Thành phố với 3,57 triệu dân này đã liên tiếp phải nâng cấp và siết chặt các biện pháp phòng dịch. Thông báo trước đó cho hay, các cửa khẩu biên giới tại đây sẽ phải lùi việc mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Các cửa khẩu này sau đó được xác định là Long Bang tiếp giáp với cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và Bình Mãng tiếp giáp với cửa khẩu Sóc Giang, cũng của tỉnh Cao Bằng. Thành phố Bách Sắc cách biên giới Việt – Trung khoảng 120km.

    Theo thông báo phát đi ngày 7/2 của cảnh sát giao thông thành phố Sùng Tả, các phương tiện đến Bách Sắc không được vào thành phố. Xe cộ vẫn có thể đi lại bình thường trên đường cao tốc, nhưng không được dừng lại ở Bách Sắc, cũng như không được lên xuống ở tất cả các trạm thu phí tại đây.

    Việc nối lại thông quan ở các cửa khẩu Long Bang và Bình Mãng sẽ được thông báo sau dựa trên tình hình dịch bệnh ở Bách Sắc. Do vậy, cảnh sát giao thông khuyến nghị các phương tiện và hàng hóa dự định xuất cảnh tại hai cửa khẩu này chuyển sang thành phố Sùng Tả, nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan và thành phố Cảng Phòng Thành.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Hun Sen xin lỗi vì thông tin sai việc trả tự do cho giáo sư người Australia

    Vào tối 7/2, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã xin đính chính những thông tin liên quan đến việc trả tự do cho giáo sư người Australia Sean Turnell khi ông đang bị chính quyền quân sự Myanmar bắt giữ.

    Theo trang tin tức online của bộ Thông tin Campuchia đưa tin, Thủ tướng Hun Sen đã gửi lời xin lỗi vì sự cố nhầm lẫn thông tin liên quan đến giáo sư người Australia ông Sean Turnell đang bị giam giữ tại Myanmar.

    Trên Facebook cá nhân, Thủ tướng Hun Sen viết: "Sáng nay, tôi đã đề cập đến việc một người Australia được thả do tôi yêu cầu nhà lãnh đạo Myanmar. Nhưng trên thực tế, công dân Australia này vẫn chưa được trả tự do".

    Australia cảnh báo Mỹ và chính mình về Biển Đông: Nếu không cứng với Trung Quốc là sẽ thua! - Ảnh 1.

    Thủ tướng Hun Sen (ảnh: Bộ Thông tin Campuchia).

    Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết, sự nhầm lẫn này là do nhận được thông tin sai lệch và gửi lời xin lỗi do sự nhầm lẫn vô ý này.

    Ông Sean Turnell, giáo sư kinh tế tại Đại học Macquarie ở Sydney từng là cố vấn nhiều năm của bà Aung San Suu Kyi, hiện đang bị giam giữ tại Myanmar, cùng với bà Aung San Suu Kyi và một số quan chức trong chính quyền dân sự trước chính biến.

    Chuyên gia này đang bị giam giữ và bị điều tra về việc vi phạm luật nhập cư và luật bảo vệ bí mật quốc gia. Nếu bị kết tội, ông Sean Turnell có thể phải ngồi tù nhiều năm. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ra thông cáo gọi đó là việc "bắt giữ tùy tiện" và cho biết ông Sean Turnell bị tạm giữ trong điều kiện giới hạn tiếp xúc lãnh sự.

    Trước đó, tại cuộc gặp với nhà lãnh đạo Myanmar Thống tướng Min Aung Hlaing vào ngày 7/1/2022, Thủ tướng Hun Sen đã trình bày đề xuất trả tự do cho Giáo sư người Australia và Thống tướng Min Aung Hlaing đã chấp nhận đề nghị và hứa hẹn về một giải pháp tích cực./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand cảnh báo nguy cơ xuất hiện thêm các biến thể mới của SARS-CoV-2

    Ngày 8/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cảnh báo đại dịch COVID-19 sẽ không chấm dứt với biến thể Omicron và trong năm nay, nước này phải chuẩn bị ứng phó với nhiều biến thể khác của virus SARS-CoV-2.

    Tổng thống Pháp tới Nga đàm phán đến quá nửa đêm mong gỡ ngòi nổ: Moskva buông lời bi quan - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

    Thủ tướng Ardern đưa ra lời cảnh báo trên trong bài phát biểu đầu tiên trong năm 2022 trước các nghị sĩ trong bối cảnh hàng trăm người biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Wellington đòi chấm dứt các biện pháp hạn chế và quy định tiêm vaccine bắt buộc.

    Nhà lãnh đạo New Zeland cho biết giới chuyên gia nhận định biến thể Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng mà New Zealand phải ứng phó trong năm nay. Do vậy, bà nêu rõ Chính phủ New Zealand sẽ cần phải có sự chuẩn bị ứng phó với các biến thể mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giới chức Mỹ tịch thu nhiều thư tín và đồ vật bị ông Trump đưa đi khỏi Nhà Trắng

    Theo thông tin được tờ Washington Post đăng tải hôm 7/2, giới chức Mỹ đã buộc phải thu hồi số thư tín và đồ vật liên quan bị cựu Tổng thống Donald Trump mang đi khỏi Nhà Trắng về khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Florida).

    Trong số những đồ vật bị tịch thu bao gồm những bức thư "tình cảm", "tuyệt vời" mà ông Trump từng trao đổi với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, và bức thư từ người tiền nhiệm Barack Obama.

    Theo Washington Post, các trợ lý của cựu Tổng thống Trump đã "bác bỏ các nghi ngờ cho rằng hành động của ông nhằm ý đồ bất chính, và khẳng định ông Trump chỉ lấy những vật lưu niệm, quà tặng, thư từ của các nhà lãnh đạo thế giới".

    Cục Quản lý Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia Mỹ và đại diện của ông Trump không đưa ra nhận xét về thông tin của The Washington Post.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ nói sẽ ‘chặn đứng’ Nord Stream 2 nếu Nga leo thang can dự ở Ukraine

    Tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ bị đình lại nếu Nga can thiệp quân sự ở Ukraine.

    Tổng thống Pháp tới Nga đàm phán đến quá nửa đêm mong gỡ ngòi nổ: Moskva buông lời bi quan - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc gặp ở Nhà Trắng ngày 7/2. Ảnh: AP

    Đây là bình luận được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau cuộc gặp tại Nhà Trắng. Cụ thể, ông Biden nhấn mạnh rằng nếu quân đội, vũ khí Nga vượt biên giới sang Ukraine, Nord Stream 2 sẽ không còn tồn tại, Mỹ và đồng minh sẽ đặt dấu chấm hết cho dự án này.

    Về phần mình, Thủ tướng Scholz nói rằng Mỹ và Đức thống nhất quan điểm về biện pháp đáp trả trong trường hợp Nga can dự quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, giống như những tuyên bố đã đưa ra trước đó, ông Scholz không khẳng định cụ thể đóng băng đường ống Nord Stream 2 là một bước đi mà chính phủ Đức sẽ sẵn sàng áp đặt để trừng phạt Nga.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Pháp tới Nga đàm phán đến quá nửa đêm mong "gỡ ngòi nổ": Moskva buông lời bi quan

    Reuters đưa tin Tổng thống Macron đã đáp máy bay tới thủ đô Moscow ngày 7-2 để thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin giảm bớt căng thẳng với Ukraine.

    Các cường quốc phương Tây lo ngại Nga có kế hoạch "can thiệp quân sự" vào nước láng giềng nhưng Điện Kremlin một mực bác bỏ.

    Cả 2 nhà lãnh đạo đã tổ chức họp báo sau khi kết thúc cuộc đàm phán vào lúc quá nửa đêm 7-2 (giờ địa phương), cho biết Moscow và Paris đã đồng ý xem xét thêm "một số" đề xuất của ông Macron về vấn đề Ukraine.

    Tổng thống Macron cho rằng đối thoại với Nga là phương thức chính để đạt được ổn định và an ninh ở châu Âu. Ông Macron nói: "Chúng tôi đã đặt cơ sở cho một cuộc đối thoại toàn diện và cởi mở vào năm 2019. Tôi tin rằng một cuộc đối thoại tương tự ngày nay phù hợp hơn bao giờ hết. Điều đó là cần thiết, là cách duy nhất để đảm bảo an ninh và ổn định ở châu Âu".

    Chính quyền Tổng thống Putin bày tỏ thái độ thận trọng trước chuyến thăm của nhà lãnh đạo Pháp. Moscow tuyên bố họ sẽ lắng nghe quan điểm của Tổng thống Macron nhưng "không mong đợi sẽ đạt được một bước đột phá".

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga đã biết về kế hoạch xoa dịu căng thẳng của Tổng thống Macron. Tuy nhiên, ông nói thêm: "Tình hình quá phức tạp nên khó mong đợi những đột phá mang tính quyết định chỉ trong một cuộc họp.

    Trong những ngày gần đây, chủ đề đảm bảo an ninh cho Nga không có gì mới. Các nhà đối thoại phương Tây của chúng tôi không muốn đề cập đến chủ đề này".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác song phương Hoa Kỳ - Việt Nam

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nới lỏng chính sách ‘Không COVID’ có thể dẫn đến 2 triệu người tử vong một năm

    Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước tiêu thụ mạnh, giá thành át chủ bài xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt - Ảnh 1.

    Theo hãng Reuters, giới khoa học và chuyên gia y tế Trung Quốc một lần nữa nhắc lại sự cần thiết của việc duy trì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Họ lập luận rằng nguy cơ lây truyền hiện nay là quá cao và tình trạng lây nhiễm hàng loạt sẽ gây sức ép nặng nề cho hệ thống y tế.

    Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng các nghiên cứu từ Chile và Anh để tính toán "hiệu quả cơ bản" của vaccine ngừa COVID-19. Hiện Chile chủ yếu sử dụng vaccine CoronaVac, còn Anh sử dụng vaccine Pfizer và AstraZeneca.

    Trong bài đăng trên ấn phẩm thường kỳ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), nhóm nhà khoa học khẳng định nhân loại nên tiếp tục phát triển vaccine phòng bệnh, đồng thời tìm kiếm những cách thức mới để cải thiện khả năng bảo vệ của vaccine nhằm loại bỏ COVID-19 ở cấp độ toàn cầu".

    Để giảm tỷ lệ mắc COVID-19 xuống mức của bệnh cúm sau khi khôi phục hoạt động đi lại như bình thường, hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2 của vaccine cần phải tăng lên 40%, trong khi hiệu quả phòng ngừa mắc bệnh có triệu chứng cần phải tăng lên 90%. Đáng lưu ý, điều quan trọng đối với vaccine thế hệ mới là cần phải chống lại lây nhiễm hiệu quả hơn so với chống lại triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

    Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chìa khóa để kiểm soát COVID-19 nằm ở yếu tố phát triển và sử dụng rộng rãi các loại vaccine có ngăn ngừa lây nhiễm tốt hơn".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tôm vẫn là 'át chủ bài' của xuất khẩu thủy sản trong những năm tới

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tháng 12/2021 của Việt Nam đạt 900,4 triệu USD, tăng 23,2% với tháng 12/2020. Tính cả năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,886 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2020 và đây là mức kỷ lục chưa từng có trước đây.

    Trong năm 2022 triển vọng xuất khẩu thủy sản rất lớn nhờ nhu cầu nhập khẩu thủy sản thế giới ở mức cao và những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do tiếp tục phát huy tác dụng.

    Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tôm vẫn là "át chủ bài". Theo TTXVN, điểm sáng của tôm Việt Nam trong năm 2021 là giữ được sự tăng trưởng khá tốt ở thị trường Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Mỹ khá ổn định kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới.

    Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước tiêu thụ mạnh, giá thành át chủ bài xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt - Ảnh 1.

    Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã đạt 984 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng kéo dài đến quý 1/2022.

    Ngoài Mỹ, tôm Việt Nam cũng có thứ hạng cao ở các thị trường lớn như: đứng đầu về xuất khẩu vào Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia; thứ hai ở EU, thứ tư ở Trung Quốc. Trong số đó, Nhật Bản chiếm từ 16-18%, EU chiếm từ 15-20%, Trung Quốc từ 13-15% và Hàn Quốc từ 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm. Hiện nay tôm thẻ chân trắng tiêu thụ nhiều ở Mỹ, EU và Nhật Bản. Tôm sú tiêu thụ mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ.

    Theo Dân Việt, các chuyên gia tại Hội nghị Thị trường thủy sản toàn cầu của Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) dự đoán sản lượng tôm toàn cầu năm 2022 tiếp tục xu hướng tăng, trong đó bao gồm sản lượng tôm của Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia được dự đoán tiếp tục tăng ổn định. 

    Ngân hàng Thế giới dự báo giá tôm trung bình năm 2022 tăng 7% so với năm 2021, lên 15 USD/kg. Tuy nhiên Cục Xuất nhập khẩu nhận định các chi phí hậu cần tăng cao như giá cước vận chuyển, chi phí nhiên liệu hàng hải và gián đoạn hậu cần có thể sẽ đẩy giá bán buôn tôm lên cao hơn nữa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Australia: Ngăn Trung Quốc ở Biển Đông hoặc “sẽ thua cuộc trong thập kỷ tới”

    Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cảnh báo Australia và các đồng minh của nước này sẽ "thua cuộc trong thập kỷ tới" trừ khi Canberra đứng lên đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Ông Dutton cho biết Mỹ và các đồng minh từng "nhượng bộ" Trung Quốc ở Biển Đông khi để cho Bắc Kinh xây dựng và bồi đắp trái phép đảo nhân tạo tại vùng biển này.

    Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho rằng việc lên tiếng về các hành vi của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng bởi hai lý do: Đó là giúp công chúng Australia hiểu được tình hình và thứ hai là đảm bảo thập kỷ vừa qua - thập kỷ mà Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, sẽ không lặp lại.

     - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton. Ảnh: Alex Ellinghausen

    "Tôi nghĩ chúng ta đã mất một khoảng thời gian đáng kể khi tin vào những đảm bảo mà Trung Quốc đưa ra về các hành vi của họ ở Biển Đông. Mỹ và các quốc gia khác đã nhượng bộ và để cho các hoạt động quân sự hóa diễn ra tới mức Trung Quốc có nhiều điểm hiện diện ở Biển Đông, một thực tế không giúp ích gì cho sự ổn định khu vực".

    "Nếu chúng ta tiếp tục để điều này diễn ra, tôi nghĩ chúng ta sẽ thua cuộc trong thập kỷ tới. Và tôi cho là chúng ta nên nhìn nhận thẳng thắn về điều đó".

    Những bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Dutton được đưa ra trước thềm chuyến thăm Australia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người sẽ tham gia hội nghị ngoại trưởng nhóm Bộ Tứ (Quad) ở Melbourne tuần này trước khi tới Fiji và Hawaii.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc phong tỏa thành phố giáp Việt Nam vì Covid

    Australia cảnh báo Mỹ và chính mình về Biển Đông: Nếu không cứng với Trung Quốc là sẽ thua! - Ảnh 1.

    Trung Quốc ngày 7/2 thông báo phong tỏa thành phố Bách Sắc, nằm sát biên giới với Việt Nam sau khi phát hiện 98 người được sàng lọc ban đầu dương tính với Covid-19.

    Trong thông báo mới nhất, Ban chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, địa phương tiếp giáp với tỉnh Hà Giang và Cao Bằng của Việt Nam, đã yêu cầu toàn thành phố "nội bất xuất ngoại bất nhập" và thực hiện các biện pháp kiểm soát cách ly tại nhà đối với tất cả người dân kể từ 0h ngày 7/2. Thời gian dỡ bỏ phong tỏa sẽ được thông báo sau tùy theo tình hình dịch bệnh.

    Các nút giao thông cao tốc của thành phố tạm thời đóng cửa, các cửa khẩu biên giới phải lùi việc mở cửa trở lại sau dịp nghỉ Tết.

    Thông báo cũng nêu rõ, trong thời gian cách ly tại nhà, tất cả trường học và các cơ sở đào tạo phải đóng cửa, các phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động. Ngoài siêu thị, chợ nông sản, bệnh viện, hiệu thuốc, tất cả các cơ sở kinh doanh khác cũng phải đóng cửa. Các cơ sở ăn uống thực hiện tối đa dịch vụ giao hàng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia cấp phép thử nghiệm lâm sàng cho vaccine tự sản xuất trong nước

    Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp giấy phép thử nghiệm lâm sàng cho vaccine Merah Putih do Đại học Airlangga và một công ty dược tư nhân hợp tác bào chế.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tây Java, Indonesia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

    Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 7/2, Giám đốc BPOM, bà Penny K. Lukito cho biết vaccine Merah Putih được phát triển bằng cách sử dụng virus SARS-CoV-2 từ một bệnh nhân COVID-19 ở Surabaya, tỉnh Đông Java.

    Theo bà Lukito, để bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, dữ liệu về kết quả nghiên cứu phi lâm sàng về tính an toàn và khả năng sản sinh miễn dịch trên động vật thử nghiệm là cần thiết.

    Bà Lukito cho biết BPOM đã đánh giá dữ liệu về tính an toàn và khả năng sản sinh miễn dịch của ứng cử viên vaccine Merah Putih trên các động vật được thử nghiệm gồm chuột và khỉ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng loại vaccine này an toàn và có thể dung nạp được, đồng thời không gây tử vong hay bất thường trên nội tạng động vật được thử nghiệm. Vaccine cũng hình thành kháng thể sau tiêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại